Kiến trúc Vĩnh Thọ cung

Sơ đồ khu vực Đông-Tây lục cung tại Tử Cấm Thành. Vĩnh Thọ cung là số (1).

Vĩnh Thọ cung, hướng Nam giáp Dưỡng Tâm điện, phía Bắc Dực Khôn cung, còn phía Tây là Khải Tường cung.

  • Vĩnh Thọ môn (永壽門): cửa chính của cung. Ở Bắc hướng về Nam. Bên trong cánh cửa có một [Thạch ảnh bích; 石影壁].
  • Vĩnh Thọ cung Chính điện (永壽宮正殿): đại điện ở tiền viện. Mặt rộng năm gian, ngói lưu ly vàng, dưới hiên có đấu củng, mái theo kiểu [Hiết Sơn đỉnh; 歇山顶]. Gian giữa có một tấm biển do Càn Long Đế viết, tên [Lệnh đức thục nghi; 令德淑儀]. Sau mỗi phùng ngày tết, phía vách tường đông treo [Thánh chế Ban Cơ từ liễn tán; 聖製班姬辭輦贊] của Càn Long Đế, bên tây treo [Ban Cơ từ liễn đồ; 班姬辭輦圖], từ đó các cung đều y theo không đổi[7].
    • Đông phối điện (東配殿) và Tây phối điện (西配殿): hai dãy điện phụ trước mặt Chính điện. Mỗi dãy ba gian, ngói lưu ly vàng, mái nhà được làm theo kiểu [Nghạnh Sơn đỉnh; 硬山顶]. Hướng nam và bắc của các phối điện đều có [Nhĩ phòng; 耳房].
  • Hậu điện (后殿): đại diện ở hậu viện. Điện có năm gian, ngói lưu ly vàng theo kiểu Nghạnh Sơn đỉnh, dưới hiên có đấu củng. Hai bên sườn đều có các Nhĩ phòng. Có Đông phối điện và Tây phối điện: tương tự hai phối điện ở tiền viện.
    • Tỉnh đình (井亭): hướng Đông Nam, một tòa đình che miệng giếng.